Breaking News

[DK] Tìm hiểu lịch sử: Vãn cảnh phố NHIỀU NGÕ nhất Hà Nội



HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH để cùng DK lang thang trên khắp mọi nẻo đường Hà Nội, khám phá các con đường, địa danh nổi tiếng, lịch sử, văn hóa của người Hà Nội. Hay nếu các bạn cần hỗ trợ xin vui lòng comment trên facebook của mình:

Trong video này, DK mời anh chị và các bạn chúng ta hãy cùng mình lang thang trên con phố Khâm Thiên, Nguyễn Thượng Hiền để tìm lại quá khứ, lịch sử của người Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung
Phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Phố Khâm Thiên dài 1.170m, rộng 11m. Từ ngã tư Khâm Thiên – Lê Duẩn đến ô Chợ Dừa.
Đây là một phố có tới 26 ngõ. Nhiều ngõ mang tên các thôn xóm cũ: như bên dãy số chẵn là các ngõ đền Tương Thuận, Trung Tiền, Trung Tả… bên dãy số lẻ là các ngõ Tô Tiền, Lệnh Cư, Thổ Quan…
Thời Pháp thuộc, toàn bộ phố Khâm Thiên thuộc về địa phận tỉnh Hà Đông (huyện Hoàn Long). Sau thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội. Đến Cách mạng tháng Tám và sau hòa bình mới được sáp nhập vào nội thành.
Nay thuộc hai phường Khâm Thiên và Thổ Quan, quận Đống Đa.
Những năm 1930 – 1945 là phố cô đầu, tiệm nhảy, sòng bạc nổi tiếng, phía sau phố là những túp lều xiêu vẹo của dân lao động nghèo nàn tăm tối. Những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, sau khi thực dân Pháp bất ngờ đánh úp nhà dầu Sen (nay là nhà số 1 phố Khâm Thiên), tự vệ khu phố đã ba lần tập kích vị trí này, gây nhiều thiệt hại cho chúng và nhất là đã kìm chân không cho chúng tiến về ô Chợ Dừa thực hiện ý đồ đánh nống ra ngoại thành. Ngày ấy đền Trung Tả (trong ngõ cùng tên, chỗ nhà số 264 rẽ vào) đã trở thành trạm cứu thương của Liên khu III.
Sau này phố Khâm Thiên đã được đô thị hóa cao.
Ngày 26/12/1972, vào hồi 22 giờ 45 phút, Mỹ đã đem máy bay B.52 đến ném bom rải thảm suốt dọc dải phố này (và khu phố Chợ Khâm Thiên), làm chết 283 người, bị thương 266 người, phá hủy hoàn toàn 534 ngôi nhà và làm hư hỏng 1.200 ngôi nhà khác nữa.
Phố này có lịch sử khá cổ, tương truyền rằng vào thời Hai Bà Trưng cách đây tới hai nghìn năm, ở thôn Thổ Quan (ở phía sau dãy số lẻ) có ba anh em họ Đào đã nổi lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà. Ngõ Lệnh Cư là nơi đoàn nghĩa quân này nổ ống lện làm hiệu đi chiến đấu (?).
So vào bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức (1470 – 1497) thì đài thiên văn của nước ta lúc đó cũng xây dựng tại khu vực phố này. Đó là đài Khâm Thiên Giám (có lúc gọi là Tư Thiên Giám) có chức năng là theo dõi thời tiết, nghiên cứu khí tượng, đo đạc sự vận chuyển của trăng sao mà làm ra lịch. Có tên gọi như vậy là theo chữ trong sách Kinh thư: Khâm nhược thiên thời tức là “Kính theo vận của trời”. Đài này ở vào chỗ ngày nay là khu vực đầu phố, bên dãy số lẻ hoặc lùi vào trong phố chộ Khâm Thiên một chút.
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Đây nguyên là đất Liên Thủy, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Thôn này sau đổi là Liên Đường và tổng Tiền Nghiêm cũng đổi là Vĩnh Xương.
Thời Pháp thuộc là đường số 170 (rue N0170), năm 1929 đổi thành phố Môngrăng (rue Mongrand). Sau cách mạng đổi ra tên hiện nay.
Nay thuộc phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng.
Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) người làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa – Hà Nội. Năm 1884, 17 tuổi, ông đỗ cử nhân. Năm sau vào Huế thi đình, đáng lẽ đỗ đình nguyên, nhưng thực dân Pháp đánh chiếm kinh thành nên không kịp yết bảng, và do đó khoa thi bị hủy. Bảy năm sau, ông thi lại đỗ Hoàng giáp. Dù vậy ông không chịu ra làm quan, về ở tại Lan Châu, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Thực dân Pháp lo ngại về uy tín của ông nên bắt triều đình ép ông ra làm quan tại Quốc sử quán, sau thăng Đốc học Ninh Bình (1901), Hà Nam (1905), Nam Định (1906). Lúc ở nhà cũng như trong khi làm quan, ông thường tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu… và tích cực ủng hộ phong trào Đông du lúc này đang sôi nổi. Năm 1908 ông bỏ quan, ra nước ngoài, sang Trung Quốc, sang Nhật, cùng Phan Bội Châu hoạt động trong Việt Nam Quang phục hội. Ông có tổ chức đánh mấy đồn lính ở Lạng Sơn và Móng Cái. Tuy có gây được ít nhiều ảnh hưởng nhưng kết quả không được như ý muốn. Sau đó là những thấy bại liên tiếp. Ông nản lòng, vào tu tại một ngôi chùa ở Hàng Châu (Trung Quốc) và mất tại đấy ngày 28/12/1925.

Mình đặt tên cho video này là: [DK] Tìm hiểu lịch sử: Vãn cảnh phố NHIỀU NGÕ nhất Hà Nội

Chúc các bạn có trải nghiệm thú vị.

Thân ái: DK Nguyễn
#DKnguyen #lichsuhanoi #duonghanoi

Bài viết được tổng hợp bởi Hanoitoplist | Xem hàng ngàn video mới về du lịch, ẩm thực, con người Hà Nội xưa và nay tại đây: https://hanoitoplist.com/videos

The post [DK] Tìm hiểu lịch sử: Vãn cảnh phố NHIỀU NGÕ nhất Hà Nội appeared first on HaNoitoplist.com.



from HaNoitoplist.com https://ift.tt/3aRodo8
via gqrds

Không có nhận xét nào